Theo số liệu của cục lao động ngoài nước năm 2020, Nhật Bản vươn lên vị trí số 1 trở thành quốc gia có số lượng lao động Việt Nam làm việc đông nhất. Số liệu này phần nào khẳng định sự hấp dẫn của thị trường tiềm năng này
Nhật Bản là quốc gia có số lượng lao động Việt đi XKLĐ nhiều nhất
Năm 2019 là năm thứ 5 liên tiếp Việt Nam có số lượng lao động ra nước ngoài vượt ngưỡng 100.000 lao động/năm. Theo số liệu thống kê của cục lao động ngoài nước, tính riêng năm 2020, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 142.860 lao động (50.292 lao động nữ ) vượt 30% so với kế hoạch năm 2020 (kế hoạch năm 2020 là sẽ xuất cảnh 110.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài), tăng 6% so với năm 2017 ( Năm 2017, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 134.751 lao động).
Trong 142.860 lao động đi XKLĐ trong năm 2020 thị trường Nhật Bản có tới 68.737 lao động (27.610 lao động nữ ), Đài Loan: 60.369 lao động (19.273 lao động nữ ), Hàn Quốc: 6.538 lao động (736 lao động nữ ), Ả rập – Xê út: 1.920 lao động (1.679 lao động nữ ), Rumania: 1.319 lao động (49 lao động nữ ), Malaysia: 1.102 lao động (634 lao động nữ ), Algeria: 1.014 lao động nam, Kuwait: 794 lao động (01 động nữ ); Macao: 263 lao động (247 lao động nữ ); Singapore: 117 lao động (05 lao động nữ ) và các thị trường khác.
Nhìn vào thống kê trên, bạn sẽ thấy rằng XKLĐ Nhật Bản đang chiếm lĩnh chủ đạo trở thành 1 sự lựa chọn nghề nghiệp của rất đông lao động.
Với lợi thế mức lương cùng nhiều chế độ đãi ngộ hấp dẫn năm 2020 Nhật Bản tiếp tục giữ vững vị trí số 1, đồng thời dố lượng lao động Việt đăng kí đi Nhật cũng tăng đáng kể.
Ba nước có số lượng lao động đi làm việc đông nhất
Nhu cầu tuyển dụng lớn do kinh tế Nhật Bản trên đà tăng trưởng mạnh nhưng lại thiếu trầm trọng nguồn lao động phổ thông.
Nhật Bản tăng lương theo vùng và tăng lương giờ làm thêm. Xem chi tiết bảng lương tối thiểu vùng tại 47 tỉnh Nhật Bản .

Nhật Bản mở cửa thị trường lao động cho lao động nước ngoài đặc biệt tăng thời gian, cơ hội được cấp vĩnh trú, bảo lãnh người thân sang Nhật
Thực tập sinh sẽ có cơ hội quay trở lại Nhật Bản làm việc thêm 2 năm sau khi kết thúc 3 năm làm việc tại Nhật theo chương trình thực tập sinh số 1 và số 2. Tổng thời gian làm việc tại Nhật có thể lên đến 5 năm với tất cả mọi ngành nghề.
Các đơn hàng làm việc tại Nhật Bản cũng ngày càng đa dạng ngành nghề với 76 ngành nghề.
Tăng số lượng tiếp nhận TTS Việt Nam đi Nhật Bản làm việc khi ước tính trong 5 năm tới sẽ tiếp nhận thêm 345.000 lao động. Trong đó ngành điều dưỡng 60.000 người, dịch vụ ăn uống 53.000 người, xây dựng 40.000 người.